Trang chủ / TIN TỨC/ Sức Khỏe

Tại sao stress gây đau dạ dày? Làm cách nào cải thiện

Cập nhật: 12/03/2024

Stress xuất hiện khi chúng ta có quá nhiều căng thẳng, gây ra những hệ luỵ sức khoẻ mà điển hình là đau dạ dày. Nếu không có giải pháp điều trị người bệnh sẽ mắc thêm những biến chứng khác như viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày. Cùng sieumuanhanh.com tim hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về mối liên hệ của stress và dạ dày cũng như làm cách nào cải thiện tình trạng nhé!

Tại sao stress lại gây đau dạ dày?

Não bộ và hệ tiêu hoá của con người có mối liên hệ với nhau. Khi bạn stress hệ tiêu hoá cũng bị ngưng trệ. Tăng tiết axit dạ dày khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất nhiều axit dạ dày hơn. Sự tăng này có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây đau.

Căng thẳng có thể dẫn đến thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn nhanh, ăn ít hoặc quá nhiều. Điều này có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và gây ra đau.

Khi stress có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng dạ dày, dẫn đến việc đau và viêm.

Ngoài ra, khi não bắt đầu tiếp nhận tín hiệu căng thẳng thì các chất như cortisol, adrenaline, noradrenaline,… bắt đầu gia tăng thiếu kiểm sót gây ảnh hưởng cho sức khoẻ xương khớp, bao tử và đường ruột.

Triệu chứng đau dạ dày do stress bạn nên biết

Căng thẳng và stress có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm cả đau bụng. Dưới đây là một số triệu chứng stress có thể gây đau bụng mà bạn nên biết:

  • Đau bụng căng trước hoặc sau khi ăn: Căng thẳng có thể làm tăng tiết axit dạ dày hoặc làm thay đổi hệ thống tiêu hóa, gây ra cảm giác đau hoặc căng trước hoặc sau khi ăn.
  • Đau vùng thượng vị: Stress có thể gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị, ợ chua khó chịu, thậm chí là gây nôn.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón: Stress có thể làm thay đổi vấn đề tiêu hóa của bạn, triệu chứng có thể là tiêu chảy hoặc táo bón đi kèm với đau bụng.

Khi cơ thể có biểu hiện trong một thời gian dài, người bệnh sẽ trở nên kiệt sức, khó tập trung học tập và làm việc, nhanh tụt ký. Nhưng cũng tuỳ theo cơ địa mỗi người mà triệu chứng stress gây đau bụng có thể khác nhau. Và không phải lúc nào cũng xuất hiện triệu chứng trên khi đang trong giai đoạn stress.

Cách phòng tránh và điều trị đau dạ dày do stress

Chứng đau dạ dày do stress gây ra khó phát hiện sớm nên quá trình điều trị thường mất nhiều thời gian và vất vả. Chính vì vậy chúng ta cần một giải pháp để phòng tránh và bảo vệ các bộ phận cơ thể tránh khỏi nguy cơ bị tổn thương do căng thẳng:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, nạp những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá như chất khoáng, chất xơ, vitamin. Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nghèo dinh dưỡng, kém vệ sinh. Tuyệt đối tránh bia rượu, thuốc lá, nhóm đồ uống nhiều chất kích thích.
  • Rèn luyện sức khoẻ, vận động cơ thể ít nhất 20 phút một ngày. Tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể tăng sản xuất Endorphin – một loại hormone hạnh phúc, cải thiện cảm xúc tốt.
  • Có thể áp dụng phương pháp ngồi thiền, yoga, nghe nhạc, viết nhật ký, trò chuyện cùng người thân, bạn bè khi căng thẳng. Tuy đơn giản nhưng nó sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ giúp giảm stress.
  • Nhờ sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa tâm lý và khoa tiêu hoá để thay đổi tình trạng bệnh.

Những lưu ý khi bị stress và đau dạ dày

Nếu xác định được nguyên nhân từ vấn đề tâm lý dẫn đến việc đau dạ dày, bạn cần:

  • Tập trung vào hiện tại suy nghĩ tích cực hơn và không nghĩ đến quá khứ, chuyên buồn.
  • Đặt ra những mục tiêu và giải quyết các vấn đề đang gặp phải.
  • Cho phép bản thân nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại, tăng cường kết nối với người thân, bạn bè hoặc chăm sóc thú cưng trong nhà.
  • Tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày tại nhà bằng những thiết bị như máy chạy bộ, xe đạp tập, máy rung toàn thân hoặc thư giãn bằng ghế massage giúp cải thiện tinh thần tốt hơn.

Qua nội dung trên, hy vọng sieumuanhanh đã giúp bạn có thêm thông tin để nhận biết mối liên hệ giữa bệnh tâm lý và dạ dày. Và đừng quên áp dụng những phương pháp trên để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng sức khoẻ. Tham khảo thêm một số bài viết chia sẻ có liên quan tại sieumuanhanh.com để có thêm kiến thức bảo vệ sức khoẻ bạn nhé!

Sản phẩm liên quan